Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Dầu lạc có thực sự tốt cho trẻ em ?

Loại dầu ăn nào không qua xử lý hoá chất và có hàm lượng omega3 hoàn toàn tự nhiên là dầu ăn tốt nhất cho bé.
Dầu lạc có lợi cho sức khoẻ

A/Tổng quan về dầu ăn

Dầu ăn (bao gồm dầu thực vật hoặc dầu cá) được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo (cùng những sản phẩm khác như mỡ, bơ …).

Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể (A, D, E, K ), giúp hoàn thiện cấu trúc như mô não và một số hóc-môn quan trọng khác… Thạc sĩ – bác sĩ Mai Quang Huỳnh Mai, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM khuyên phụ huynh không nên bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong khẩu phần ăn của bé.

B/Sử dụng dầu ăn khi trẻ bắt đầu ăn dặm 
Trong 6 tháng đầu, thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa mẹ. Hiện nay, chúng ta đang cố gắng khuyến cáo cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì trong sữa mẹ có rất nhiều chất béo, đủ cho trẻ phát triển nên hầu như phụ huynh không cần bổ sung dầu ăn cho trẻ trong giai đoạn này, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.

Sau 6 tháng, trẻ bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm với thức ăn đặc hơn sữa (bột, cháo, cơm …). Lúc này, khi chế biến thức ăn cho bé, phụ huynh cần đảm bảo phần ăn của bé đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng (bột đường, béo, đạm, chất xơ- vitamine ). Vì vậy, dầu ăn bắt đầu được sử dụng thường xuyên từ độ tuổi này trở đi.

Số lượng dầu ăn sử dụng trong ngày cho trẻ
Dưới 2 tuổi là giai đoạn trẻ cần rất nhiều chất dinh dưỡng, năng lượng để phát triển và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này tốc độ phát triển thể chất của bé rất cao, phụ huynh có thể “thấy” trẻ lớn nhanh từng ngày, nên lượng chất béo trong khẩu phần chiếm tỉ lệ khá nhiều, tùy theo độ tuổi có thể lên đến 30% khẩu phần hoặc nhiều hơn. Thức ăn của trẻ trong giai đoạn này chủ yếu là những món ăn lỏng, chưa có các món chiên xào. Vì vậy, trong 1 chén bột / cháo, súp của trẻ cần khoảng 10ml dầu ăn.

Sau 2 tuổi, tốc độ phát triển của trẻ bắt đầu chậm lại. Phần lớn trẻ đã mọc đủ răng phục vụ tốt cho việc nhai thức ăn đặc. Lúc này, trẻ có thể ăn chung thức ăn với người lớn nhưng được làm mềm và xé nhỏ hơn. Thức ăn của trẻ thường phong phú và có nhiều sự lựa chọn hơn. Vì vậy, lượng dầu ăn trong khẩu phần của trẻ sẽ tăng giảm tùy thuộc cách thức chế biến món ăn, sở thích ăn uống và thể trạng của bé chứ không cứng nhắc như trước 2 tuổi. Ví dụ, nếu thấy trẻ hơi gầy, thiếu cân hay suy dinh dưỡng, phụ huynh có thể bổ sung thêm chất béo trong khẩu phần bằng các món chiên xào, những món khoái khẩu của bé. Ngược lại, nếu bé đã quá tròn trĩnh, phụ huynh cần giảm chất dầu mỡ trong thức ăn của bé vì độ tuổi này trẻ hay tròn trịa quá mức cần thiết do ăn quà vặt quá nhiều, sử dụng thức ăn nhanh, nước ngọt…

C/ Dùng dầu ăn một cách hiệu quả

Trong đa số các loại dầu ăn có chứa một thành phần chất béo quý rất tốt cho sức khỏe, đó là chất béo chưa bão hòa một hay nhiều nối đôi (trong thành phần hóa học của nó có chứa một hoặc nhiều nối đôi). Tuy nhiên, chất béo có lợi này không bền vững, khi gặp nhiệt độ cao trong quá trình chế biến thức ăn sẽ bị biến đổi thành chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe (trong thành phần hóa học không có nối đôi nào). Vì vậy, không phải loại dầu ăn nào cũng có thể được sử dụng để chế biến thức ăn dưới nhiệt độ cao. Khi chúng ta lựa chọn loại dầu, cần xem kỹ phần hướng dẫn sử dụng, xem dầu nào dùng để ăn sống, dầu nào dùng để chiên xào…

Một số loại dầu có thể sử dụng để chiên, xào ở nhiệt độ cao (> 230°C): dầu cọ, dầu phộng, dầu ép từ trái bơ, dầu vừng bán tinh luyện, dầu đậu nành, dầu hướng dương…
Một số loại dầu chỉ dùng để chiên, xào ở nhiệt độ trung bình (khoảng > 190°C ): dầu quả hạnh, dầu olive nguyên chất và tinh luyện, dầu hạt cải, dầu quả óc chó…

Dầu không tinh luyện không được dùng cho chiên, xào nhưng có thể dùng nấu món nước.
Bên cạnh đó, dù dầu tinh luyện hay không cũng đều nhạy cảm với nhiệt độ, ánh sáng và oxy. Nếu không bảo quản đúng, dầu sẽ biến đổi có mùi khó chịu và vị hăng. Vì vậy, dầu ăn nên được dự trữ ở nơi thoáng, mát, khô, chỉ nên đem chai dầu ra khỏi nơi bảo quản trong thời gian ngắn cần sử dụng. Riêng dầu thực vật có chứa nhiều acid béo bão hòa như dầu dừa, dầu cọ… có thể để ở nhiệt độ phòng.
Dầu tinh luyện loại có hàm lượng acid béo không no một nối đôi cao có thể bảo quản được trong thời gian khá lâu (có thể cả năm hoặc hơn) trong khi loại có hàm lượng acid béo không no nhiều nối đôi có thời hạn bảo quản ngắn hơn (khoảng vài tháng).

D/Lưu ý khi chọn dầu ăn cho trẻ

Bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm, em bé của bạn sẽ bú mẹ ít hơn và tiếp xúc với các thức ăn bên ngoài nhiều hơn. Khi đó, bé không còn được hưởng 100% các dưỡng chất tuyệt vời từ sữa mẹ trong đó có Vitamin D, chất béo và các vi chất giúp bé thông minh, khoẻ mạnh, cứng cáp. Do vậy bạn cần bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt đó trong thức ăn dặm của bé. Và quan trọng, các dưỡng chất đó phải hoàn toàn tự nhiên như sữa mẹ.

Giải pháp được nhiều bà mẹ lựa chọn và cũng là lời khuyên của các nhà dinh dưỡng, các bác sỹ là nêm dầu ăn vào món ăn dặm của bé. Dầu ăn có chứa chất béo giúp bé hấp thu tốt các loại vitamin đặc biệt là Vitamin D. Nếu trong dầu ăn có thành phần axit béo Omega3 thì sẽ giúp bé phát triển trí não tốt và cho bé trái tim khoẻ mạnh.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dầu ăn cho bé nhưng loại nào thực sự tốt và an toàn cho cơ thể non nớt của bé thì các mẹ cần lưu tâm.

Các loại dầu ăn thông thường được đặc chế dành cho bé thường không đảm bảo ngày cả về chất lượng của dầu, chưa nói tới việc hàm lượng omega3 được quảng cáo là có trong loại dầu ăn đó cũng không hoàn toàn tự nhiên mà được tạo nên từ công thức hoá học. Các loại dầu này thường thông qua một quá trình tinh luyện, xử lý hoá chất mà thành.

Trong chế độ ăn uống của trẻ mẹ nên thường xuyên thay đổi các các loại dầu thực vật khác nhau, bởi cơ thể trẻ cần nhiều hơn các chất dinh dưỡng có trong dầu thực vật. Các loại dầu thực vật này có nhiều chất axit béo không bão hòa chứa trong màng của tế bào người và đóng một vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất, cũng như rất giàu vitamin E cần thiết cho cơ thể đang phát triển của trẻ nhỏ.

E/Các loại dầu thực vật

1.Dầu thu được từ hạt hướng dương:

có màu vàng, màu vàng rất giàu vitamin E và các axít béo như Omega-6. Nó có thể được sử dụng cho các món salad và cá nấu, nướng. Trong dầu thô hướng dương cũng có chứa phospholipid, cải thiện sự đồng hóa của mình bởi cơ thể của trẻ, giảm cholesterol. Ngoài ra, dầu thực vật và có tác dụng nhuận tràng choleretic.

Dầu hướng dương có mùi vị rất nhẹ nên nó không lấn át mùi vị của các thành phần khác trong món ăn.

3.Dầu hạt lanh:

Dầu thực vật được thu từ hạt của cây lanh là nguồn tốt nhất của các axit béo như Omega-3 (cùng loại với các axit béo có ở cá). Nó có một tác động rất tốt, có lợi cho đường ruột, có tác dụng nhuận tràng, tăng cường hệ miễn dịch, có lợi cho da. Với những công dụng đặc biệt trên thì dầu thực vật được tinh chế từ hạt lanh là một lựa chọn hoàn hảo cho chế độ ăn của trẻ.

Một lưu ý cho các mẹ khi mua dầu từ hạt lanh cho trẻ. Nếu bạn mua một chai dầu đựng trong vỏ trong suốt, hãy đổ nó vào một chai tối vì ánh sáng mặt trời không có lợi đối với dầu hạt lanh. Sau khi sử dụng các mẹ luôn đóng chặt nắp, bởi vì khi tiếp xúc với không khí sẽ làm cho dầu lanh có khả năng bị biến đổi chất. Cất giữ bình dầu ở nơi tối và mát mẻ. Không giữ dầu trong tủ lạnh

4.Dầu đậu phộng ( Dầu lạc )


Có thể dùng trong món rán và món nướng. Loại dầu này có tác dụng giảm cholesterol xấu. Ngoài ra, dầu đậu phộng còn chứa vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi mụn trứng cá hoặc sẹo.

Dầu đậu phộng gồm các glycerid của nhiều acid béo bão hòa và chưa bão hòa, với tỉ lệ thay đổi tùy theo vùng canh tác và chất lượng chăm bón. Hai acid bão hòa có trong dầu đậu phộng là acid arachidic (C20) và acid lignoxeric (C24) thấy trong bơ ca cao và trong bơ sữa bò. Đây là hai acid béo bão hòa dạng cis nên không gây nguy hiểm cho tim mạch…

Ngoài những thành phần trên, frampton và boudreaux còn thấy một chất tan trong nước của hạt đậu phộng có tác dụng cầm máu. Các vitamin như thiamine (vitamin B1) trong đậu phộng đã rang chiếm 0,23 mg %. Nó là một phần của coenzyme thiamin pyrophosphate rất quan trọng trong phản ứng giải phóng năng lượng từ carbohydrate, chất béo và alcool (rượu, bia). Ngoài ra đậu phộng còn chứa vitamin B2, vitamin B6. Nghiên cứu của khoa điều trị thuộc Trường đại học Purdue (Mỹ) công bố: đậu phộng chứa magnê, mangan, sắt, đồng, phospho, kali, kẽm, selen, canxi và đặc biệt là folate có tác dụng bổ não.

Các bà mẹ mang thai ăn đậu phộng sẽ phòng tránh được những rối loạn khi hệ thần kinh của bé đang ở giai đoạn hình thành. Chế độ ăn “nhà nghèo” chỉ cần rau và đậu phộng, đậu nành cũng đủ cho hệ xương, răng phát triển hoàn chỉnh.

5.Dầu đậu nành:
Chứa các acid béo không bão hòa đa và có tác dụng điều hòa hệ tiêu hóa, chống táo bón. Chất béo trong đậu nành sẽ được chiết xuất qua ép nóng và tinh chế. Dầu tinh chế sẽ có màu vàng nhạt, không có vị và chứa hơn 60% axit béo đa không bão hoà. Bạn có thể sử dụng loại dầu này trong các món chiên, xào, trộn. Do có giá thành vừa phải nên dầu đậu nành được khá nhiều người lựa chọn.

6.Dầu hạt cải:
Đây là lựa chọn lý tưởng cho các món cần chế biến ở nhiệt độ cao như món nướng, rán và áp chảo. Dầu hạt cải cũng chứa các acid béo omega 3, 6 và 9 giúp duy gì nồng độ cholesterol tốt. Với hàm lượng chất béo bão hòa là 7%, dầu hạt cải là một trong những lựa chọn lành mạnh. Do có vị dịu nhẹ nên dầu hạt cải không làm mất mùi của món ăn.

7.Dầu Gấc: Gấc đặc biệt mang lại lợi ích cho mắt. Chính nhờ hàm lượng beta caroten (tiền vitamin A) rất cao (cao gấp 15,1 lần cà rốt), nên dầu gấc ngăn một số bệnh chính về mắt như: đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm. Dầu gấc còn bảo vệ các mạch máu, cung cấp dinh dưỡng cho hoàng điểm và phần còn lại của võng mạc. Việc bổ sung loại thực phẩm giàu tiền vitamin A này hàng ngày rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của đôi mắt trẻ.

Dầu gấc phòng chữa thiếu vitamin cho trẻ, bởi trẻ có thói quen lười ăn rau nên thường bị thiếu vitamin. Vì thiếu vitamin sẽ làm trẻ còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển cân bằng của trẻ.

Dầu gấc có chứa hàm lượng rất cao beta caroten (tiền vitamin A) và alphatocopherol (tiền vitamin E). Hai chất này chỉ được cơ thể sử dụng khi có nhu cầu dưới sự tác dụng của dịch vị trong cơ quan tiêu hóa. Cho trẻ ăn dầu gấc rất an toàn và hiệu quả vì cung cấp một lượng lớn vitamin A và E mà không lo bị dư thừa như các loại vitamin tổng hợp.

Beta caroten và lycopen có tác dụng làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể phòng chống được bệnh tật. Lycopen trong dầu gấc cao hơn cà chua – loại quả được coi là giàu lycopen nhất, không chỉ vài lần mà gấp 70 lần.

Trong dầu gấc có chứa các loại axit béo thực vật không no: omega 3 và omega 6. Các axit béo này rất tốt cho sự phát triển trí não của

Lưu ý 1 tuần chỉ ăn 3 – 4 lần, mỗi lần 5ml. Nếu thừa vitamin A có thể gây nôn, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, nhìn hoa mắt và thiếu linh hoạt cơ khớp. Tình trạng này kéo dài dẫn tới các vấn đề về gan, mất kiểm soát hệ thần kinh trung ương.

Theo khuyến cáo, bé chỉ nên dùng tối thiểu 2000 IU vitamin A mỗi ngày ở 1-3 tuổi; 3000 IU cho 4-8 tuổi.

8.Dầu dừa:

Dầu dừa là loại dầu được chiết xuất từ cơm dừa. Đã có thời gian người ta hiểu lầm rằng dầu dừa là nguyên nhân gây ra bệnh tim và một số vấn đề sức khỏe khác. Thế nhưng hiện nay, các chuyên gia sức khỏe đã công nhận rằng dầu dừa là một trong những loại thực phẩm “lành mạnh nhất” .

Dầu dừa tinh chất được đặc biệt khuyên dùng cho nấu ăn vì tính chất ổn định có khả năng chịu được nhiệt độ cao mà không bị thay đổi đặc tính. Trong khi dầu ô liu tinh chất nhất là loại dầu tuyệt vời cho các món salad vẫn không chịu được nhiệt độ cao thì dầu dừa lại hoàn toàn khắc phục được nhược điểm đó. Sở dĩ có hiện tượng này là vì cấu trúc hóa học của dầu ô liu rất nhạy cảm khi bị oxy hóa.

Trong dầu dừa có chứa các acid béo chuỗi trung bình (MCFAs), cũng được gọi là triglycerides chuỗi trung bình (MCTs). MCTs nhỏ hơn và được tiêu hoá dễ dàng hơn, vì thế chúng không gây ra tình trạng mỡ thừa.

Trong khi đó, các loại dầu ăn thực vật khác lại chứa các acid béo chuỗi dài, còn gọi là triglycerides chuỗi dài (LCTs). LCTs lớn hơn và khó bị đứt gãy sẽ thêm vào cơ thể bạn rất nhiều chất độc.
Gần 50% chất béo trong dầu dừa có nguồn gốc từ acid lauric, một hợp chất có tính kháng khuẩn cao. Acid lauric biến đổi trong cơ thể của bạn trở thành monolaurin, có tác dụng chống vi khuẩn, chống virus, và các đặc tính antiprotozoal.

Dầu dừa không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt hơn, mà còn mang lại một hương vị đậm đà phù hợp với bất kỳ món ăn nào.

F / Những lưu ý khi sử dụng dầu ăn cho trẻ


Dầu lạc tốt cho em bé


Khi muốn sử dụng thực phẩm cung cấp chất béo cho bé, phụ huynh cần chú ý loại dầu và thức ăn cung cấp cho trẻ có đa dạng, giúp ích cho quá trình phát triển của trẻ hay không. Vì mỗi loại dầu ăn đều có ưu điểm riêng như dầu cá và những loại dầu từ hạt như dầu cải, dầu mè, dầu nành, dầu hướng dương… rất giàu omega 3, tiền chất của DHA, chất đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ, võng mạc và hệ miễn dịch; các loại dầu từ quả như dầu olive, dầu cọ, dầu bắp… giàu omega 6, tiền chất của ARA, có vai trò làm tăng phản ứng viêm, bảo vệ cơ thể; dầu gấc rất giàu beta carotene, tiền chất của vitamin A.

Vì vậy, phụ huynh nên dùng xen kẽ các loại dầu ăn để cung cấp đa dạng dưỡng chất cho trẻ. Hạn chế sử dụng một loại dầu trong suốt thời gian dài dễ gây nên hiện tượng vừa thừa vừa thiếu chất.

Chúc các bạn thành công !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét