Nhiều người đau đến mức phải dùng đến thuốc giảm đau, nhưng lạm dụng thuốc giảm đau nhiều quá cũng không tốt cho gan, thận. Chính vì vậy chị em nên tìm đến những phương pháp đơn giản nhưng an toàn hơn. Sau đây xin chia sẻ một số cách làm giảm đau bụng kinh hiệu quả mà chị em có thể áp dụng.
U xơ tử cung
U xơ tử cung được gọi là u nhưng đây là khối u lành tính ít gây biến chứng ung thư. Thông thường, khối u này có thể teo sau sinh hoặc khi ở tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là bệnh không gây nguy hiểm, bởi nếu còn trong độ tuổi sinh sản mà bị u xơ tử cung, bệnh có thể gây những vấn đề nghiêm trọng như:- Bí tiểu, tiểu rắt, về lâu dài có thể gây suy thận, thận hư.
- Gặp vấn đề về đại tiện (táo bón, đi đại tiện ra máu)
- Đau bụng dưới và vùng chậu dữ dội
- Mất nhiều máu trong những ngày hành kinh. Làm cơ thể mệt mỏi, uể oải.
- Với phụ nữ mang thai, u xơ có thể chèn ép gây sẩy thai, ngôi thai bất thường hoặc sinh non,…
Ung thư tử cung
Ở giai đoạn đầu, ung thư tử cung chưa có biểu hiện gì rõ rệt. Khi các tế bào ác tính phát triển và xâm lấn thì bệnh mới bắt đầu có triệu chứng, bao gồm:- Chảy máu âm đạo bất thường
- Tiết dịch âm đạo bất thường
- Đau khi giao hợp
- Đau vùng chậu, vùng dưới rốn, có khi đau bụng kinh dữ dội
- Đau hoặc phù chân
Hẹp cổ tử cung
Hẹp cổ tử cung nguyên nhân có thể do bẩm sin hoặc cũng có thể do mắc một số bệnh nào đó, ví dụ như do viêm, dính sau hút nạo thai; sau khi làm thủ thuật có liên quan đến cổ tử cung, tử cung; polyp cổ tử cung… Những người bị hẹp tử cung thường bị đau bụng nhẹ hoặc đau bụng dữ dội trong kì kinh nguyệt, đau khi quan hệ tình dục, chảy máu bất thường ở âm đạo hoặc vô kinh.Khi bị hẹp cổ tử cung, người phụ nữ sẽ chậm hoặc khó có thai vì tinh trùng bị cản trở không thể di chuyển vào buồng tử cung đến vòi trứng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét